BỂ TUYỂN NỔI SIÊU NÔNG (DAF)
I. GIỚI THIỆU
Bể tuyển nổi DAF (Disolved Air Flotation) là thiết bị loại bỏ cặn lơ lửng trong nước thải trước khi nước được đưa vào bể xử lý. Phương pháp tuyển nổi có thể loại bỏ tốt các cặn lơ lửng có kích thước rất nhỏ trong nước thải mà phương pháp lắng trọng lực thông thường không thể loại bỏ được. Đồng thời phương pháp tuyển nổi giúp giảm độ mầu, dầu mỡ, COD cũng như BOD trong nước thải. Hiệu quả tách cặn đạt được bởi sự hoạt động của các hạt bong bóng khí nhỏ cỡ micromet (0.1 – 100 micromet) kết hợp với các bông cặn lơ lửng trong nước, tạo thành hệ hỗn hợp Bong bóng khí – Chất rắn. Hệ này có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước nhiều lần, do vậy dễ dàng được kéo lên trên mặt nước (nổi) nhờ lực đẩy Acsimet. Với kích cỡ bong bóng vô cùng nhỏ nên hiệu quả xử lý cặn trong nước thải là rất cao. Nước thải sau tuyển nổi có độ đục thấp hơn nhiều lần so với phương pháp lắng, do vậy giảm tải rất nhiều cho các công trình xử lý phía sau, nhờ vậy tăng hiệu suất cho toàn hệ thống.
Hình 1: Bể tuyển nổi siêu nông DAF - Halantech
Bể tuyển nổi siêu nông DAF là thiết kế được cải tiến để tăng quá trình tách và quá trình lọc các chất ô nhiễm không hòa tan trong nước. Khi kết hợp với hệ thống keo tụ tạo bông, thiết bị có khả năng loại bỏ trên 95% váng mỡ/bùn cặn lơ lửng, làm giảm COD, BOD và SS trong nước thải.
II. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Nước được đưa vào bồn khí tan bằng bơm áp lực cao. Không khí được cấp vào bồn khí tan bằng máy nén khí, tại đây nước và không khí được hòa trộn. Nước bão hòa không khí chảy vào ngăn tuyển nổi của bể tuyển nối, qua một van giảm áp suất, áp suất được giảm đột ngột về áp suất khí quyển. Khí hòa tan được tách ra và dính bám vào các hạt cặn trong nước, quá trình tuyển nổi được hình thành.
IV. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm:
Nhược điểm: