Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43 là gì ? Vì sao phải lập ? Và lập như thế nào ?. Liên hệ Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hà Lan để được tư  vấn kịp thời nhất.

 Môi trường hiện nay ở nước ta đang bị đe dọa bởi nhiều tác động từ con người, chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất của con người có phát sinh chất thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính vì thế, để đảm bảo môi trường sống của chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa chung tay góp phần bảo vệ môi trường, đây không chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta.

Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43, một hồ sơ chuyên thực hiện nhằm quan trắc đánh giá thực trạng nguồn ô nhiễm để xử lý ô nhiễm phù hợp. Hãy cùng công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh theo dõi ngay sau đây nhé.

 

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43 là gì ? Vì sao phải lập ?

Hiện nay đa phần các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đều có phát sinh chất thải nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh, vì thế để bảo vệ môi trường cũng như tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng thì chủ doanh nghiệp đầu tư, chủ đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải tiến hành lập một số loại hồ sơ môi trường trước và sau khi đi vào hoạt động.  Mỗi loại hồ sơ đều có tác dụng và mục đích thực hiện khác nhau, như trước khi đi vào hoạt động bạn phải thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc ĐTM nhằm dự báo tình hình nguồn thải phát sinh trong quá trình hoạt động để thực hiện các biện pháp ngăn chặn và giải quyết phù hợp. Còn trong quá trình hoạt động, các chủ doanh nghiệp đầu tư cũng phải lập hồ sơ môi trường, điển hình như hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, đây là hồ sơ lập thường xuyên theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm lập 1 lần để giám sát, quan trắc tình hình nguồn thải ô nhiễm có thể xảy ra trong quá trình hoạt động để đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.

Vậy Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là gì? Đây là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43, là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như các chi cục BVMT, Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường. Mục đích của việc này là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Nguồn phát sinh gây ô nhiễm có thể là nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại, định kỳ sẽ được lấy mẫu phân tích tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.
 

Nội dung thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

- Thứ nhất, tiến hành lập để theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở kinh doanh đến chất lượng môi trường xung quanh.

- Thứ hai, tiến hành theo dõi về lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và một số chỉ tiêu khác. Tần suất đo đạc, phân tích tối thiểu 3 tháng 1 lần.

- Thứ ba, định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như nước mặt, nước ngầm, không khí, đất thì nếu tại khu vực không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước tiến hành lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng 1 lần.

- Thứ tư, lập để theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh như xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

 

Căn cứ pháp lý, hồ sơ cung cấp và những đối tượng cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Các căn cứ pháp lý áp dụng sau đây là do các cơ quan môi trường ban hành, bạn có thể tìm đọc các thông tư, nghị định này thông qua các trang thư viện pháp luật nhé.

1. Căn cứ pháp lý

- Áp dụng thông tư 43/2015/TT- BTMNT ngày 19 tháng 09 năm 2015 về báo cáo kết quả quan trắc môi trường;

- Áp dụng thông tư 24/2017 ngày 01 tháng 09 năm 2017 quy định về hoạt động quan trắc môi trường;

- Áp dụng nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Hồ sơ cần cung cấp:

Trong quá trình chúng tôi soạn thảo hồ sơ báo cáo quan trắc định kỳ cho doanh nghiệp thì Cao Nguyên Xanh sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp một số giấy tờ liên quan đến dự án như sau:

- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao y có công chứng)

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Bản vẽ hệ thống xử lý ô nhiễm đã thực hiện

- Biên lai tiền điện nước trong 3 tháng gần nhất của doanh nghiệp.

... Tùy vào doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm nhiều loại hồ sơ khác.

3. Đối tượng thực hiện:

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ sẽ áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sản xuất phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường. Cụ thể là các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các khu trung tâm thương mại, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,... có giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, ĐTM. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.
 

Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

- Bước 1: khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng hoạt động của công ty như về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế - xã hội xung quanh nơi khu vực dự án hoạt động, thu thập dữ liệu hiện trạng môi trường xung quanh.

- Bước 2: xác định nguồn ô nhiễm như khí thải, chất thải,nước thải,... phát sinh.

- Bước 3: thực hiện việc đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải, khí thải môi trường xung quanh có tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành hay không. Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở. Chi tiết thực hiện được thể hiện rõ ở phần 8. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường trong bài viết;

- Bước 4: liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng. Đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh nơi dự án hoạt động

- Bước 5: tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.

- Bước 6: cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết việc thực hiện và vận hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.

- Bước 7: hoàn thành hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo mẫu thông tư 43/2015/TT-BTNMT

- Bước 8: gửi ký hồ sơ cho chủ doanh nghiệp

- Bước 8: nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt tại địa phương nơi dự án triển khai và hoạt động.

 

sơ đồ lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Hình: Sơ đồ mô tả quy trình lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Tần suất báo cáo số liệu quan trắc môi trường

Trích dẫn từ thông tư 43/2015/TT-BTNMT có quy định về tần suất thực hiện báo cáo số liệu quan trắc môi trường như sau:

1. Đối với các đơn vị thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, tần suất báo cáo như sau:

a) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc;

b) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo;

c) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.

d) Truyền liên tục theo thời gian thực kết quả quan trắc tự động, liên tục.

2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tần suất báo cáo như sau:

a) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 của năm sau;

b) Truyền trực tuyến liên tục (24/24 giờ) kết quả quan trắc tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả quan trắc dự kiến của chương trình quan trắc.

3. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ:

a) Số liệu quan trắc môi trường của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này gửi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thực hiện truyền liên tục kết quả quan trắc tự động, liên tục theo thời gian thực về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương

Qua bài viết trên các bạn có thể thấy tác dụng to lớn của mẫu báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43đến dự án của mình như thế nào chưa. Nếu không thể tự mình thực hiện bạn hãy tin tưởng và hợp tác cùng công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chúng tôi, bạn sẽ nhận được hồ sơ trong thời gian sớm nhất với chi phí rẻ nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi, mọi thông tin cần tư vấn thêm về hồ sơ vui lòng gọi cho công ty dịch vụ môi trường Halantech chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn.

Bài viết liên quan

Tin tức - Sự kiện
Video clip
Đối tác khách hàng

Chúng tôi tự hào là đơn vị tư vấn / nhà thầu thi công các thương hiệu nổi tiếng

Hotline: 0903094299
Phòng Dự án - Mr Hoàng
Phone: 0903 094 299
Email: Nguyenhoang@halantech.com.vn
Fanpage Facebook
backtop