Bước 1:Lựa chọn nguồn cấp nước tại vị trí nào? Và cần phải phân tích những chỉ tiêu chất lượng nước nào? Khi nào tiến hành lấy mẫu phân tích ? đặc điểm của nguồn nước sông
– Nguồn nước mặt thường có các đặt điểm sau:
– Độ đục cao, Nhiễm nhiều huyền phù hòa tan trong nước, Chứa nhiều TDS, phụ thuộc theo mùa khô và mùa mưa, chất lượng nước còn phụ thuộc vào khoáng hóa mà nước sông chảy qua.
Lưu ý khi chọn nguồn xử lý nước sông, hay chọn nguồn nước cấp đầu vào:
– Nguồn nước đầu vào phải chọn khu vực ít bị ảnh hưởng bởi độ mặn – do độ mặn rất khó xử lý và tốn chi phí đầu tư cao
– Chọn khu vực nước mặt tại các vị trí mà khi xảy ra sự cố ô nhiễm phí trên hạ lưu vẫn có thể đáp ứng được nguồn cấp giảm thông thường chọn vị trí dòng chảy ít bởi ảnh hưởng bởi địa hình.
– Không được chọn nguồn cấp nước gần các miệng cống xả thải của khu dân cư, KCN, … để tránh nhiễm bẩn nặng
Trước khi quyết định lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp ( xử lý nước sông), Chủ đầu tư nên chủ động phân tích chất lượng nước đầu vào để đảm bảo khả năng lựa chọn đúng công nghệ xử lý nước cấp và nên lấy mẫu vào lúc thủy triều rút, các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
Độ mặn, độ đục, TDS, pH, Fe, Mn, Chỉ tiêu vi sinh, Asen, Amoni,…
Mẫu được gửi đi Quatest 3 hoặc các trung tâm phân tích có chức năng
Bước 2: lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp ( công nghệ xử lý nước sông)
Công nghệ phải đáp ứng các tiêu chí sau
Đảm bảo khả năng vận hành ổn định 100% luôn luôn đạt chuẩn
Chi phí vận hành thấp, dễ bảo trì, vận hành và thay thế thiết bị
Phải có bể chứa nước nguồn đầu vào bằng tổng 1-2 ngày, nếu nước sông bị sự cố ô nhiễm
Có bể chứa nước thải phẩm với tổng thể tích bằng tổng công suất 01 ngày
Halantech đề xuất công nghệ xử lý nước cấp hay công nghệ xử lý nước sông tham khảo như sau và áp dụng thành công tại các công ty trên cả nước
Thuyết Minh công nghệ xử lý nước cấp là nguồn nước sông:
Nước từ sông sẽ được bơm vào song chắn rác thô và tiếp theo sẽ được bơm qua hệ thống lắng sơ bộ nhằm loại bỏ rác và cát, tạp chất lẫn theo nguồn nước. Nước sau bể lắng được bơm vào bể chứa nước nguồn để tiếp tục chu trình xử lý
Nước sông được bơm vào hồ chứa, hồ chứa có nhiệm vụ lưu trữ nước để cung cấp cho hệ thống xử lý nước cấp hoạt động tốt, tranh tình trang khan hiếm nguồn nước hay nước sông bị sự cố nhiễm bẩn, tóm lại hồ chứa có nhiệm vụ bảo vệ an toàn khi nguồn nước bị sự cố. Hồ chứa này phải có dung tích từ 1-2 ngày tổng lượng nước cần sử dụng để đảm bảo nhu cầu cấp nước cho nhà máy hoạt động. Ví dụ hệ thống có công suất hoạt động là 64/m3.ngày thì hồ chứ phải có dung tích từ 128-200m3 để đảm bảo khả năng cấp nước.
Nước sau bể chứa nguồn được bơm vào bể trộn – keo tụ tạo bông, các chất keo tụ bao gồm PAC lau tan mã 001, chất trợ keo tụ Polymer, Xút Trung Quốc hoạt Đài Loan. Quy trình cho hóa chất như sau: Xút được bơm vào trước để nâng pH lên ngưỡng 8, sau đó PAC được châm vào theo định lượng đồng thời khuấy trộn nhanh để tạo điều kiện tốt cho qua trình phản ứng giữa PAC xử lý nước cấp với chất thải trong nước tạo thành bông keo tụ, hỗn hợp nước và hóa chất này chảy sang bể tạo bông, tại đây Polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả phản ứng và làm cho kích thướt bông keo tụ lớn dần lên đủ để thắng trọng lực của trái đất và lắng xuống đáy bể.
Nước sau bể lắng sẽ tiếp tụcđó tiếp tục chảy qua bể lọc chậm hoặc lọc áp lực để lọc các cặn hình thành từ các công trình xử lý trước đó. Nước sau qua bể lọc được lưu trữ trong bể chứa và khử trùng trước khi đưa vào sử dụng cho các mục đích tiếp theo
Ưu điểm của công nghệ
Hoạt động hoàn toàn tự động, chất lượng nước sau xử lý đảm bảo luôn đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế
Công nghệ có khả năng dự trữ nước khi nguồn nước gặp sự cố
Chi phí đầu tư tiết kiệm khoản 20% so với các công nghệ còn lại